NGHỀ IN VẢI BATIC
Tháp đôi Petronasở Kuala Lumpur là 1 trong những tòa nhà cao nhất thế
giới. Tòa tháp có 88 tầng, với một mặt tiền bằng thép và kính được
thiết kế giống như các họa tiết được tìm thấy trong nghệ thuật Hồi giáo.
Giữa 2 tháp trên tầng 41 và 42 có một cây cầu bắt ngang.
Bên cạnh khu thương mại này còn có cả nhà hàng, quán bar, phòng triển
lãm tranh nghệ thuật cho những du khách nghỉ ngơi thư giãn sau khi đã
shopping mệt mỏi.
Người Malaysia có lối in vải thủ công
đặc biệt, bằng cách bôi sáp lên những chỗ không cần in màu trên tám vải
hoặc tấm lụa. Lối in truyền thống này được áp dụng theo nhiều cách khác
nhau suốt vùng quần đảo Malay, trong đó lối in của vùng Terengganu được
nhiều du khách ưa chuộng. Những tấm vải in hoa theo lối này được dùng
may quần áo dạ hội, may túi xách hoặc áo gối.
VẢI SONGKET
Được gọi là ‘vải vàng’, Songket được dệt
bằng chỉ đan xen với những sợi vàng và sợi bạc, tạo thành một loại vải
kim tuyến có thiết kế và mẫu mã thật rắc rối. Mỗi thước vải là thể hiện
của công phu lao động và sự khéo léo của người thợ dệt, với khung cửi và
con thoi truyền thống. Vải Songket được người Malaysia dùng trong những
nghi lễ và những dịp thật đặc biệt.
NGHỀ CHẠM GỖ
Đây là một trong số những nghề truyền
thống lâu đời nhất ở Malaysia. Người thợ chạm lấy cảm hứng từ đạo Hồi và
cây cỏ để tạo ra những tác phẩm thanh tú của mình. Có những món là đồ
trang trí, có những món là những vật dụng thiết thực như xà, rầm, cột
chống, lan can, cửa chính, cửa sổ cũng như đồ đạc trong nhà. Người ta có
thể tìm thấy những tác phẩm khắc gỗ trên mái cổng của một căn nhà người
Malay trên mái và bàn thờ một ngôi chùa của người Hoa hay của người Ấn
Độ, hoặc trên mũi những chiếc thuyền đánh cá đầy màu sắc. Những người
thợ chạm khắc, bằng nghệ thuật tinh tế của mình đã tạo ra những thiết kế
vừa phức tạp vừa tao nhã, điển hình cho văn hóa Malaysia.
NGHỀ ĐAN DỨA DẠI
Đan lát trước kia là thú tiêu hao giờ
rảnh của những phụ nữ vùng ven biển trong những ngày mưa gió. Nhưng ngày
nay nó đã trở thành một nghề thủ công phát đạt. Những chiếc lá dứa dại
được hái, luộc chín, phơi khô và qua những bàn tay khéo léo làm thành
những chiếc túi xách, mũ, quạt, ví và dép lê trông rất xinh xắn và đượm
màu sắc thiên nhiên.
NGHỀ LÀM DIỀU
Bạn đã có dịp nhìn các cánh diều đủ loại
đử màu bay liệng trên bầu trời. Đây là một thú chơi mà trước đây những
nông dân Malaysia thường thưởng thức sau những ngày thu hoạch Nhưng ngày
nay, thú chơi diều ở Malaysia đã trở thành phố biến, ở mọi lúc, mọi
nơi. Có những ngày hội diều, trong đó thúc đẩy sự sáng tạo trong việc
làm diều. Từ đó diều được thiết kế thành đủ loại hình dạng như chim, cá,
mèo, bướm, … Nhưng loại diều hình mặt trăng của bang Kelantan vẫn duy
trì được sự phổ biến nhất của nó qua năm tháng. Làm diều là một nghệ
thuật được truyền từ những nhà qúy tộc ở Melakan.
DAO GĂM MÃ LAI
Đây là loại vũ khí cá nhân quan trọng
nhất của người Malaysia, gọi là keris. Keris là loại dao găm hai lưỡi,
có vỏ bọc với cán dao được chạm trổ và trang trí. Mặc dù nó được nổi
tiếng với những nhát đâm ngoằn ngoèo, đường đâm chính của keris là đâm
ngang và đâm xuống.
NGHỀ LÀM THUYỀN
Hòn đảo nhỏ Pulau Duyung gần Kuala
Terengganu là nơi các nghệ nhân làm thuyền trổ tài truyền thống của họ.
Những nghệ nhân này làm thuyền chỉ bằng trí nhớ và kinh nghiệm, không hề
có bản vẽ, sơ đồ gì cả. Tất cả vốn liếng của họ là những kỹ năng được
truyền từ đời nọ sang đời kia.
NGHỀ ĐAN MÂY
Nghề đan mây cũng rất phổ biến ở
Malaysia. Trước khi được đưa vào đan, cây mây được đem luộc kỹ để khử
lượng đường trong cây và để tránh côn trùng đục hại. Đồ mây ở đây chủ
yếu là đồ gia dụng, được mọi người ưa chuộng vì sự lâu bền và nét thẩm
mỹ của nó.
NGHỀ ĐỒ THIẾC
Với mỏ thiếc lớn nhất thế giới, người
Malaysia đã chế tạo ra những đồ dùng bằng thiếc thuộc loại cũng tinh xảo
nhất thế giới. Hầu hết các đồ thiếc tại đây được chế tạo tại Nhà máy
Thiếc Hoàng gia Selangor, nằm ở vùng ngoại ở Kuala Lumpur. Nhà máy này
do ông Yoon Koon, một nghệ nhân người Hoa thành lập, lúc đó chỉ làm
những món đồ thủ công cho giới quý tộc. Ngày nay nó là cơ sở sản xuất đồ
thiếc tinh chế lớn nhất thế giới, và do cháu Yoon Koon điều hành. Du
khách có thể mua tại quầy bán hàng lưu niệm của nhà máy những món đồ
thiếc được chế tạo rất tinh vi.
Ngoài ra Malaysia con có điểm tham quan thú vị khác:Cao nguyên Cameron
Cao nguyên Cameron là một trong những
của vùng đồi núi rộng lớn nhất của Malaysia, cao nguyên lần đầu tiên
được khám phá bởi người Anh vào năm 1920. Có dân số hơn 34.000 người bao
gồm người Malay, Trung Quốc, Ấn Độ và các dân tộc khác.
Cameron nổi tiếng với những con đường
mòn nhỏ, dẫn du khách băng qua cánh rừng để đến các thác nước và các địa
điểm du lịch yên tĩnh khác. Ngoài ra, nơi đây còn có một số đền thờ nổi
tiếng, các đồn điền trồng chè và du khách có thể đặt một tour du lịch
thăm các cơ sở chế biến trà của địa phương.
Thị trấn cổ George
Đặt theo tên của vua George III của nước
Anh, George nằm ở góc phía đông bắc của đảo Penang. Hầu hết dân số của
George có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thị trấn George hiện vẫn giữ được
nhiều cửa hàng, nhà cửa có từ thời thuộc địa.
Nó được công nhận là nơi có kiến trúc và
văn hóa độc đáo của khu vực Đông Nam Á. Thị trấn cổ thực sự sống động
vào buổi tối, khi hầu hết người dân địa phương và khách du lịch đổ ra
các con phố để vui chơi và thưởng thức các món ăn ngoài vỉa hè.
Taman Negara
Taman Negara, theo tiếng Mã Lai có nghĩa
là “vườn quốc gia”, là một trong những khu rừng nhiệt đới lâu đời nhất
trên thế giới. Nơi đây có những cây cổ thụ lớn, thác nước, và các lối đi
trên cao dài nhất thế giới.
Một số con đường mòn cho phép du khách
khám phá những nơi không có trong tài liệu hướng dẫn du lịch. Taman
Negaralà một nơi sinh sống các loài có nguy cơ tuyệt chủng như: voi châu
Á, hổ, báo và tê giác. Chim, nai, thằn lằn, rắn và heo rừng cũng rất
phổ biến.
Pulau Tioman
Tioman là một hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi
phía đông của bán đảo Malaysia. Trong những năm 1970, tạp chí Time đã
chọn Tioman là một trong những hòn đảo đẹp nhất thế giới. Hòn đảo này
được bao quanh bởi rất nhiều rạn san hô trắng, là nơi thu hút đặc biệt
với những ai yêu thích lặn biển. Du khách đến đây đông nhất vào tháng
11, 12, những tháng còn lại thì tương đối vắng khách.
Núi Kinabalu
Đỉnh núi có chiều cao 4.095 mét, núi Kinabalu là ngọn núi cao nhất ở đảo Borneo. Ngọn núi này nổi tiếng trên toàn thế giới bởi sự đa dạng sinh học của nó. Hơn 600 loài dương xỉ, 326 loài chim, và 100 loài động vật có vú đã được xác định tại núi Kinabalu và những vùng lân cận. Để leo lên đỉnh được dễ dàng, du khách phải được trang thiết bị dụng cụ leo núi và kèm theo sách hướng dẫn.Tháp đôi Petronas
Lưu ý:
Di chuyển trong KL
Để đi lại trong thành phố, trước hết bạn
phải có bản đồ. Món này luôn có sẵn ở bàn lễ tân khách sạn hoặc trong
quầy thông tin ở một số điểm tập trung đông khách du lịch như nhà ga KL
Sentral hay trung tâm tham quan lớn, được phát miễn phí như tờ rơi.
Hệ thống giao thông công cộng ở KL bao
gồm tàu điện ngầm, tàu điện trên cao (monorail), xe buýt và taxi. Mình
di chuyển chủ yếu bằng monorail và taxi nên chỉ nói về hai phương tiện
này. Nếu các bạn muốn thử các phương tiện còn lại, xin vui lòng hỏi anh
Gúc hoặc người bản xứ.
Tuyến monorail chạy dọc phần phía đông
KL, nơi có ba khu vực lưu trú chính của khách du lịch là KLCC (khu trung
tâm, nơi có nhiều khách sạn 5 sao và toà tháp đôi Petronas nổi tiếng),
Bukit Bintang và China town. Thời gian hoạt động của monorail là từ 6h
sáng đến 12h đêm, tần suất 5-10 phút một chuyến (tuỳ giờ cao điểm hay
không). Giá vé từ 1-2 RM, phụ thuộc vào độ dài chặng đi. Tàu đỗ ở 11 ga,
các ga cách nhau khoảng 1 km. Xuống khỏi các ga này, bạn có thể đi bộ
đến phần lớn những điểm tham quan chính của thành phố. Cũng có một số
điểm không gần ga monorail, bạn có thể “tăng bo” bằng taxi.
Taxi ở KL có 3 loại, phân chia “đẳng
cấp” theo màu sắc. Màu xanh lam là dạng taxi hàng hiệu, nghiêm chỉnh
nhưng rất đắt và ít gặp. Màu đỏ và vàng thì bình dân, nhan nhản và chụp
giật. :-& amp; Đồng hồ trong xe rất ít khi được bật, nếu có bật cũng
chạy như ngựa. Hành động thường trực của khách là nói địa điểm, hỏi giá
và cò kè bớt một thêm hai. Theo kinh nghiệm của mình, bạn nên mặc cả
xuống còn khoảng 30-40% giá khởi điểm, lái xe xê dịch lên 50% cũng là
mức chấp nhận được. Theo kinh nghiệm của nhiều người đi trước mình, các
lái xe người gốc Hoa (da sáng) và gốc Malay (da sẫm vừa, dáng nhỏ nhắn)
thường đáng tin cậy hơn những người gốc Ấn (da sẫm hẳn, dáng đẫy đà).
Bạn nên đi monorail hay xe buýt đến các điểm đỗ cố định rồi đi taxi tới
tận nơi muốn đến, tiền taxi trong trường hợp này chỉ từ 5-7 RM. Nếu cần
đi các chặng tương đối dài và không tự tin vào khả năng trả giá, bạn có
thể tìm tới các quầy bán phiếu đi taxi (coupon), nói địa điểm và trả
theo giá cố định (thấp nhất là khoảng 10 RM).
Di chuyển từ KL đi các địa phương khác
Các bạn hãy bám lấy KL Sentral vì nó là
trung tâm giao thông chính, nơi tập trung mọi tuyến giao thông công cộng
nội đô KL như tàu điện, monorail, xe buýt…, cũng là điểm kết nối KL với
các địa phương khác của Malaysia. Ngoài KL, khách du lịch Việt Nam
thường đi Putrajya, Genting, Malacca, Langkawi.
Putrajaya nằm trên đường từ KL đi KLIA.
Bạn có thể đi xe buýt hoặc tàu hỏa. Mình đi tàu hỏa từ KL Sentral hết
9.5 RM/chiều. Vé xe buýt rẻ hơn, 3.5-5 RM/người/chiều, nhưng mình chả
biết phải đón xe ở đâu.
Cách đơn giản nhất để tới Genting và
Malacca là đi xe khách. Xe 50 chỗ có máy lạnh, sạch sẽ và khá đúng giờ.
Giá vé một chiều đi Genting xấp xỉ 10 RM, đi Malacca là khoảng 15 RM.
Riêng với Genting – trung tâm du lịch giải trí trên cao nguyên, sau khi
xuống xe khách, bạn sẽ phải đi thêm vài cây số bằng cáp treo mới tới nơi
(chỉ khi cáp treo ngừng hoạt động để bảo dưỡng, xe khách mới chạy thẳng
lên Genting).
Langkawi là một đảo lớn ở phía bắc
Malaysia. Để tới được đó, bạn chỉ có hai cách, đi phà và bay. Cách thứ
nhất có vẻ không phù hợp với đa số khách du lịch đi ngắn ngày nên mình
chỉ cung cấp thông tin về cách thứ hai. Air Asia có chuyến bay KL –
Langkawi, khởi hành từ LCCT, giá vé một chiều từ 65 đến 120 RM/người lớn
tùy thời điểm. Giá vé hạng phổ thông của Malaysia Airlines thì cố định
và đắt hơn, khoảng 135 RM/người, khởi hành từ KLIA.
Langkawi
Langkawi là điểm đến nổi tiếng nhất của
Malaysia, Langkawi là một quần đảo gồm 99 hòn đảo ở vùng biển Andaman.
Những hòn đảo là một phần của bang Kedah, giáp với biên giới Thái Lan.
Xung quanh đảo là các bãi biển cát trắng trãi dài, đẹp nhất là các bãi
biển ở phía Tây đảo, sâu trong nội địa là những cánh rừng bao phủ và các
đỉnh núi cheo leo. Các nhà hàng, quán ăn và một số khu nghỉ mát tốt
nhất có thể tìm thấy ở Langkawi.
Đảo Perhentian
Nằm ngoài khơi phía đông bắc Malaysia và
không xa biên giới Thái Lan. Đảo Perhentian là lựa chọn hàng đầu của
mỗi du khách khi đến Malaysia. Nơi đây có những bãi biển đẹp nhất thế
giới và nơi lặn biển tuyệt vời nhất, có giá rẻ nhất. Hai hòn đảo chính
là Perhentian Besar và Perhentian Kecil. Cả hai hòn đảo đều có những
hàng cọ ven bãi biển cát trắng và nước biển màu ngọc lam cuốn hút.
Sepilok Rehabilition
Sepilok được quy hoạch và mở cửa vào năm
1964 để giải cứu đười ươi tại những vùng săn bắn và phá rừng trái phép.
Những con đười ươi mồ côi này đã dần thích nghi với môi trường sống
mới.
Khu bảo tồn nằm trong rừng nhiệt đới
Kabili-Sepilok. Hiện có khoảng 60 đến 80 con đười ươi đang sinh sống
trong khu bảo tồn. Đây là một trong những điểm du lịch hàng đầu của
Sabah và điểm dừng chân tuyệt vời trên chuyến hành trình khám phá
Malaysia.
Hang động Mulu
Hang động Mulu được đặt tại Công viên
quốc gia Gunung Mulu ở Borneo. Công viên bao gồm nhiều hang động đáng
kinh ngạc và vùng núi đá vôi hình thành cách đây hàng triệu năm. Nơi có
những hang động ngầm lớn nhất thế giới, nhiều người nói nó rộng lớn đến
nổi có thể chứa 40 máy bay cùng một lúc.
Cửa hang động Deer là nơi cư trú của một đàn dơi, những lúc hoàn hôn cảnh tượng đàn dơi bay rợp nơi cửa động rất ấn tượng.
Khu Phố Tàu (Chinatown) ở Kuala Lumpur
Khu Phố Tàu ở Kuala Lumpur có đủ các
loại hàng hóa từ bánh kẹo, hoa quả, giày dép, quần áo, túi, đồng hồ…
Phần lớn hàng hóa ở đây xuất phát từ Trung Quốc. Đối với ai thích nền
văn hóa ẩm thực Trung Hoa thì khu phố này chính là địa chỉ thích hợp
nhất. Đường vào khu chợ chính là hàng loạt hàng quán với các món ăn Hoa
phục vụ khách trên những dãy bàn kê hai bên đường.
Phố ẩm thực ban đêm trong khu China Town ở Kula Lumpur.
Đặc điểm chung của chợ là hàng hóa rất
đa dạng và giá cả tương đối rẻ. Có mặt hàng đề sẵn biển báo giá, có mặt
hàng không có treo giá cả. Đối với những mặt hàng không treo biển báo
giá, khi mua du khách nên chịu khó mặc cả. Cũng như ở Việt Nam, nếu thấy
người bán chưa đồng ý bán với mức giá mình đưa ra thì cứ bỏ đi, thế nào
chủ hàng cũng gọi lại và giảm giá dần cho tới khi hai bên vừa ý.
Ngoài việc đi mua hàng hóa, đồ lưu niệm
tại đây, du khách có thể đến khu Phố Tàu vào ban đêm để ngắm nhìn quang
cảnh sinh hoạt tại chợ đêm. Khách du lịch từ nước ngoài đến Malaysia
thường hay mua hàng ở đây vì giá cả hầu hết các loại hàng hóa thường rẻ
một nửa so với hàng hóa ở Việt Nam.
Chú ý: Nhìn chung các mặt hàng ở
đây rất phong phú và đa dạng về chủng loại, chất lượng thì thuộc dạng
trung bình nhưng giá thì được các nhân viên bán hàng hét cao gấp 3 đến 4
lần giá bán. Chính vì vậy bạn nên cẩn thận và xem kỹ món hàng trước khi
trả giá. Việc trả giá ở đây cũng thoải mái nhưng tốt nhất nên đi dạo
quanh đây một vòng tham khảo các mức giá rồi hãy quyết định mua hàng.